Đây là 3 trong số nhiều ý kiến được đưa ra góp ý tại cuộc họp do Bộ Công Thương tổ chức xin ý kiến với Dự thảo Tờ trình, Dự thảo Quyết định Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 – 2035, tầm nhìn đến năm 2045 diễn ra sáng 20/5, tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Chiến lược đã chủ trì cuộc họp.

Cần có công cụ đo lường cụ thể về ‘logistics xanh’

Cần có công cụ đo lường cụ thể về ‘logistics xanh’

Đa số các ý kiến nhất trí với sự cần thiết xây dựng, ban hành Dự thảo Chiến lược

Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 – 2035, tầm nhìn đến năm 2045 (Dự thảo Chiến lược) đã và đang được hoàn thiện, chỉnh sửa. Theo đó, Bộ Công Thương đã tổ chức các hoạt động lấy ý kiến công khai rộng rãi của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, hiệp hội, địa phương, doanh nghiệp, chuyên gia liên quan trên cả nước bằng nhiều hình thức. Trong đó, ngày 24, 26/01/2024, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo xin ý kiến về Dự thảo Chiến lược tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Trước đó, ngày 28/12/2023, Bộ Công Thương có Công văn số 9270/BCT-XNK gửi các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, các hiệp hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan đề nghị tham gia ý kiến xây dựng Chiến lược và báo cáo nội dụng đánh giá, tổng kết kết quả thực hiện Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017. Đến nay, Bộ Công Thương đã nhận được ý kiến tham gia hồ sơ Dự thảo Chiến lược của 7 Bộ, 21 địa phương và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam.

Về cơ bản, các ý kiến tham gia đều nhất trí với sự cần thiết xây dựng, ban hành Dự thảo Chiến lược và các quan điểm, định hướng phát triển ngành dịch vụ logistics tại Báo cáo Đề án Chiến lược, Dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ, Dự thảo Quyết định phê duyệt Chiến lược.

Tại cuộc họp lần này, một số ý kiến cho rằng, Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 – 2035, tầm nhìn đến năm 2045 có những thành phần liên quan đến hệ sinh thái logistics. Do đó, đề xuất Ban soạn thảo cân nhắc, bổ sung vào Chiến lược các vấn đề về công nghệ, nhân lực, phát triển nguồn hàng hay những công cụ đo lường cụ thể về ‘logistics xanh’, cũng như việc xếp hạng theo chỉ số LPI cần phải thể hiện rõ ràng hơn, chi phí logicstics cần có phương pháp đánh giá như thế nào cho phù hợp.

Theo đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước đây chúng ta đánh giá và so sánh chi phí logistics với GDP. Tuy nhiên, việc so sánh này có phần trừu tượng và có những khó khăn nhất định, liệu chăng nên đặt vấn đề so sánh chi phí logistics với giá thành sản phẩm trong từng nhóm ngành hàng hoặc những nhóm ngành hàng mang tính đại diện cao, cấu thành lên tỷ trọng lớn trong nhóm hàng hóa.

Đánh giá cao sự công phu, nghiêm túc trong việc xây dựng Dự thảo Chiến lược của Ban soạn thảo, TS. Trịnh Thị Thanh Thuỷ – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) – cho hay, tại lần xin ý kiến góp ý này, Dự thảo Chiến lược đã được hoàn thiện, chỉnh sửa khá nhiều và có những điểm nhấn mang tính bản chất.

Góp ý thêm vào Dự thảo Chiến lược, TS. Trịnh Thị Thanh Thuỷ cho rằng, các thuật ngữ tại Dự thảo Chiến lược cần được chuẩn hóa hơn. Tiêu chí chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cần đưa ra những tiêu chí cụ thể dù việc này không dễ. “Việc đưa ra mục tiêu xếp hạng chỉ số LPI trên thế giới đến 2035 đạt từ 40 trở lên dẫn đến những hiểu lầm là chỉ số này chúng ta đang bị đi thụt lùi về xếp hạng, do đó, câu chữ của mục tiêu này cần có sự điều chỉnh lại”, TS. Trịnh Thị Thanh Thuỷ nêu ý kiến.

Trich: Báo Công Thương.

  • THÔNG TIN LIÊN HỆ

    VĂN PHÒNG CHÍNH

    77 Đào Duy Anh, Phường 9, Q. Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh

    +84 909 44 67 68

    ttextrans@thanhtrungcorp.com.vn