Hiện nay, việc ứng dụng Logistics xanh trong chuỗi cung ứng được xem là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển, hội nhập, giúp các doanh nghiệp gia tăng khả năng cạnh tranh và tăng trưởng bền vững. Vậy Logistics xanh là gì? Làm thế nào để áp dụng hiệu quả vào hoạt động kinh doanh? Hãy cùng InterLOG tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Logistics “xanh” là gì?

Logistics xanh hay còn gọi là “Green Logistics” có nguồn gốc vào những năm 1980.

Logistics xanh là một khái niệm chỉ việc  tính toán và các ứng dụng nhằm giảm thiểu các tác động về sinh thái của hoạt động Logistics. Hiểu một cách đơn giản, chínhlà muốn giảm thiểu các chất thải. Đồng thờisử dụng những thiết bị tiên tiến để giảm tình trạng ô nhiễm như không khí, tiếng ồn và giảm thiểu đi lượng rác thải ra môi trường,…

Logistics xanh bao gồm những giao dịch trước và sau của sản phẩm. Thêm vào đó, dịch vụ và thông tin giữa điểm bắt đầu sản xuất và điểm tiêu dùng.

Mục đích của Logistics xanh, chính là tạo ra các giá trị bền vững để phát triển cho công ty và doanh nghiệp. Song song đó làphát triển kinh tếvà việc bảo vệ môi trường.

Logistics xanh đòi hỏi  phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp cùng với cộng đồng.

gistics xanh được hiểu là chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả, mà vẫn đảm bảo thân thiện với môi trường và tận dụng tốt các nguồn lực sinh thái tự nhiên.

gistics xanh được hiểu là chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả, mà vẫn đảm bảo thân thiện với môi trường và tận dụng tốt các nguồn lực sinh thái tự nhiên.

2. Lợi ích nhận được khi ứng dụng Logistics xanh trong chuỗi cung ứng

Việc triển khai Logistics xanh được xem là một mắt xích quan trọng trong việc “xanh hóa” chuỗi cung ứng, nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như lộ trình phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bởi mô hình này mang đến nhiều lợi ích tích cực như:

2.1. Thân thiện với môi trường

Quản lý chuỗi cung ứng xanh có thể giúp các công ty giảm khí thải Carbon Dioxide (CO2) hiệu quả, bằng một số phương pháp đơn giản như: Giảm việc sử dụng năng lượng không tái tạo (dầu đốt, than và khí đốt), hạn chế phá rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giảm – tái sử dụng – tái chế,…

Chưa kể, Logistics xanh còn tăng cường việc tuân thủ luật môi trường, và điều chỉnh tài nguyên thiên nhiên dùng sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ ở mức thấp nhất. Nhờ các hoạt động kể trên, môi trường đã giảm ô nhiễm đáng kể, đồng thời duy trì được không khí sạch và trong lành hiệu quả.

2.2. Bảo vệ sức khỏe con người

Ứng dụng Logistics xanh cũng góp phần bảo vệ sức khỏe con người. Cụ thể, việc “xanh hóa” Logistics sẽ lấy công nghệ làm nền tảng và sử dụng các phương tiện vận tải xanh (chủ yếu sử dụng nguyên liệu sạch, không gây hại đến môi trường). Qua đó góp phần loại bỏ các khí thải nhà kính và tác nhân ô nhiễm.

2.3. Tối ưu chi phí và nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng

Bên cạnh lợi ích vượt trội đối với môi trường và xã hội, ứng dụng Logistics xanh trong chuỗi cung ứng vừa giúp tối ưu chi phí, vừa góp phần tăng hiệu quả vận chuyển. Theo đó, các doanh nghiệp có thể triển khai vận tải xanh bằng cách kết hợp các đơn hàng đi chung một chuyến, lựa chọn tuyến đường giao thông hợp lý sao cho xe đầy hàng ở hai chiều vận chuyển,… Nhờ vậy sẽ giúp giảm số lượng xe tải trống hoặc chở hàng nửa chừng trên đường để tiết kiệm nhiên liệu và chi phí vận chuyển, đồng thời giảm tắc đường và ô nhiễm do giao thông.

2.4. Giảm thiểu rác thải công nghiệp 

Logistics xanh được triển khai trong chuỗi cung cứng còn giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực sinh thái tự nhiên, thân thiện với môi trường. Cụ thể, doanh nghiệp có thể sử dụng các bao bì làm từ vật liệu tái chế, dễ phân hủy sinh học hoặc đóng hàng trong thùng pallet (gỗ, nhựa,…). Việc giảm thiểu lượng chất thải đóng gói, tái chế các sản phẩm cũ và phục hồi được những giá trị cần thiết sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh, tăng tính linh hoạt cũng như mối liên kết với các đối tác bền chặt hơn.

Cần Phải Có Logistics Xanh

Cần Phải Có Logistics Xanh

4.Cơ hội phát triển của Logistics xanh

Hiện nay, xây dựng chuỗi cung ứng xanh đang là xu thế trên toàn cầu và ngành Logistics cũng đang trên đà phát triểnnhanh chóng. Quy mô hiện nay trên thương trường Logistics trên toàn cầu vào năm 2021 được ước tính đạt 3.215 tỷ USD, tăng so với cùng kỳ năm 2020 là 17.6%.

Ở Việt Nam, ngành này đang tăng trưởng khá nhanh.Bình quân tăng khoảng 14-16% . Theo báo cáo của Aglity (nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới) về chỉ số Logistics thị trường mới nổi năm 2021 cho thấy: Việt Nam hiện đang đứng ở vị trí thứ 8 trong Top 10 quốc gia đứng đầu.  Việt Nam đã tăng được 3 bậc xếp hạng so với năm 2020. Chính vì vậy, việc phát triển Logistics xanh sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Việt Nam hiện tại cũng đang tích cực chung tay thực hiện: “Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khi nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Nhất là các nước có nền kinh tế phát thải lớn, cả về tải chính và chuyển giao công nghệ. Trong đó thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris. Để đạt được mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” được trích từ phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại COP26, ngày 01/11/2021. ” 01/11/2021.

Đây là một số thông tin về Logistics xanh và các lợi ích của Logistics xanh mang lại.

  • THÔNG TIN LIÊN HỆ

    VĂN PHÒNG CHÍNH

    77 Đào Duy Anh, Phường 9, Q. Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh

    +84 909 44 67 68

    ttextrans@thanhtrungcorp.com.vn